Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Làm thế nào khi không thể bảo tồn gãy xương đòn ?

Để xác định chính xác vị trí và mức độ gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X quang xương đòn. Nếu có các gãy xương khác kèm theo, bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp cắt lớp (C.T.Scanner) để quan sát ổ gãy được rõ hơn và chỉ định trường hợp gãy xương buộc phải phẫu thuật nắn chỉnh.

Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp chiếm 2.6% đến 5% các trường hợp gãy xương. Trong đó gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69% - 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương mạnh gây gãy nhiều mảnh, di lệch nhiều.

Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về việc chấn thương xảy ra như thế nào sau đó sẽ tiến hành thăm khám vùng vai. Bác sĩ sẽ khám xét cẩn thận để xác định xem bệnh nhân có bị biến chứng mạch máu, thần kinh đi kèm với gãy xương hay không.

Phân theo đặc điểm xương đòn bị gãy, các trường hợp buộc phải phẫu thuật bao gồm:

Xương đòn gãy di lệch > 2cm.
Xương bị gãy thành nhiều mảnh, nhiều tầng
Gãy xương hở, xương đâm ra ngoài da cần phẫu thuật trong 24h đầu tiên
Xương đòn gãy đe dọa chọc thủng da
Khám thấy xương bả vai sai vị trí hay lật ra.

Làm thế nào khi không thể bảo tồn gãy xương đòn ?
Làm thế nào khi không thể bảo tồn gãy xương đòn ?


Xương đòn gãy gây nên những tổn thương phối hợp ở những bộ phận khác cũng có thể phải chỉ định thực hiện phẫu thuật:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu cần khâu nối.
Giảm chức năng thần kinh tiến triển.
Có gãy xương hay tổn thương chi trên cùng bên.
Gãy nhiều xương sườn lân cận.
Khớp vai “bập bềnh”.
Gãy xương đòn 2 bên

Các phương pháp phẫu thuật gãy xương đòn

Nếu xương gãy di lệch nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để nắn chỉnh lại xương và giữ xương đúng vị trí giải phẫu, cải thiện hình dạng vai. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng đem lại hiệu quả cao bao gồm: Điều trị thoái hóa khớp khỏi hoàn toàn http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-co-chua-khoi-khong.html

Kết hợp xương bằng nẹp vít: Trong quá trình phẫu thuật, những mảnh xương gãy sẽ được nắn chỉnh lại, và sau đó được cố định lại bằng nẹp và vít trên bề mặt của xương. Nẹp vít có thể không cần lấy ra sau khi lành xương trừ khi nó gây bất tiện, hoặc người bệnh gặp những vấn đề như dị ứng với nẹp vít,..

Kết hợp xương bằng đinh: Đinh cũng thường được dùng cố định xương gãy sau khi được mỗ nắn chỉnh, đường rạch da khi mỗ kết hợp xương đòn bằng đinh cũng ngắn hơn bằng nẹp, đinh thường gây kích thích da nơi đầu đinh xuyên vào xương, đinh thường lấy ra sau khi xương lành.

►Xem thêm: Đau sau gáy

Tìm hiểu chứng đau sau gáy

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau sau gáy, ngoài một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như chứng đau nửa đầu, thiếu máu não… các bệnh lý xương khớp cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau sau gáy.

Thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện chứng đau đầu trong đó có đau sau gáy. Lượng máu lên não giảm (thiểu năng tuần hoàn não) làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, khiến tình trạng đau đầu xuất hiện.

Hiện tượng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não thường không cố định tại một vị trí nào mà khu trú tại nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy, trường hợp này người bệnh có thể bị đau sau gáy trái hoặc phải, cũng có thể đau ở cố gáy hoặc lan xuống vùng chẩm… Cùng với đó, bệnh nhân sẽ thấy biểu hiện đau sau gáy và chóng mặt, buồn nôn…

Đau sau gáy do bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là khi hệ thần kinh vốn có vai trò giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như đau sau gáy và chóng mặt, hoa mắt, người lảo đảo, quay cuồng kèm với buồn nôn, dã dời chân tay…

Nguyên nhân của bệnh lý này thì có thể bắt nguồn từ thiếu máu, huyết áp thấp, căng thẳng mệt mỏi kéo dài hoặc thói quen xấu sử dụng rượu bia.

Đau sau gáy là một trong nhiều loại biểu hiện của chứng đau nửa đầu. Cơn đau nếu không được điều trị giảm đau kịp thời có thể làm lây lan ra những vị trí khác, diễn biến nặng hơn và để lại những biến chứng quan trọng.

Cơ thể bị nhiễm lạnh hay còn được gọi là nhiễm phong hàn khi ngồi lâu trong môi trường điều hòa lạnh, tắm quá khuya, thời tiết chuyển mùa mà không mặc đủ ấm… cũng có thể dẫn đến những cơn đau sau gáy.

Ở giai đoạn mỏi vai gáy cấp tính, vùng vai và gáy thường mỏi và cứng gây khó khăn trong cử động cổ. Cơn đau tăng thêm khi cúi đầu hay ngửa đầu về phía sau gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu, đau sau gáy kèm với nhức mỏi vai. Một vài trường hợp cơn đau lan xuống cánh tay và các ngón tay. Nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy có thể đến từ những sai lệch trong tư thế vận động, làm việc, cũng có thể đến từ các bệnh lý xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,…

Tìm hiểu chứng đau sau gáy
Tìm hiểu chứng đau sau gáy 


Để điều trị bệnh triệt để bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh là do các vấn đề thuộc hệ thần kinh hay bệnh lý xương khớp.

Những cơn đau sau gáy thường xuất hiện với tần suất khá dày đặc, cường độ khác nhau và kéo dài. Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo bao gồm:

Buồn ói và ói mửa. Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Có thể xuất hiện co giật đột ngột tại chỗ bị đau. Người mệt mỏi, uể oải, tâm trạng bất ổn, dễ cáu giận.

Chứng đau sau gáy thường tập trung vào một số đối tượng có đặc thù công việc riêng hoặc mắc các bệnh xương khớp:

Những người thường xuyên chịu tác động lực vào vùng cổ và đầu

Nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu trong một tư thế và sử dụng máy tính nhiều

Những người cao tuổi thường xuyên bị chứng mất ngủ

Những người mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh cổ vai gáy,…

Phòng tránh đau sau gáy như thế nào?

Đầu tiên để tránh xa những cơn đau này bạn nên cố gắng duy trì trạng thái tâm lý ổn định, giảm tối đa những căng thẳng từ áp lực công việc và cuộc sống.

Vận động cơ thể mỗi khi có thể, kể cả những công việc khiến bạn phải ngồi lâu một chỗ cũng nên đứng dậy đi lại để thư giãn gây cốt, khiến máu lưu thông tốt hơn.

Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống quá nhiều café và một số chất kích thích khác.
Thư giãn và massage cổ vai, gáy thường xuyên.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không dùng gối quá cao, nằm nhiều tư thế, tránh những tư thế vận động sai lệch hoặc quá sức.

Thăm khám và chữa trị các bệnh xương khớp liên quan đến vùng cổ càng sớm càng tốt

Nếu những cơn đau sau gáy vẫn làm phiền bạn hãy theo dõi tần suất xuất hiện của nó để đi khám và điều trị kịp thời tránh di chứng về sau. Để chữa trị đau sau gáy bạn cần xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau sau gáy. Kết hợp với các biện pháp phòng tránh ở trên để hạn chế tình trạng đau sau gáy tái diễn.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Biến chứng của viêm cột sống dính khớp là gì ?

Viêm cột sống dính khớp biến chứng chủ yếu xảy ra ở nam giới trong độ tuổi dưới 30 và có diễn biến rất phức tạp. Bệnh tiến triển liên tục, nhưng lúc nặng lúc nhẹ, có khi lại chấm dứt hoàn toàn vào một thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng nhận biết và không nên chủ quan khi bệnh tự thuyên giảm.

Biến chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp có thể gây ảnh hưởng trưc tiếp đến cuộc sống của người bệnh, gây ra chứng gù lưng hoặc suy hô hấp, suy tim. Tuy nhiên, việc nhận biết sớm và điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp kịp thời có thể làm chậm sự tiến triển liên tục của bệnh và ngăn chặn các biến chứng xảy ra.

Biến chứng viêm cột sống dính khớp rất nguy hiểm

Dấu hiệu đau cột sống thắt lưng: Là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hiện tượng này thường bị nhầm với đau thần kinh liên sườn vì vị trí đau khá giống nhau. Đau thắt lưng có thể lan sang vùng hông, đi theo cột sống lên tận đốt sống cổ, khiến người bệnh khó vận động. Càng về đêm và sáng sớm, cảm giác đau càng biểu hiện rõ hơn.

Dấu hiệu tổn thương khớp ở chi: Nếu các triệu chứng đau lưng và hông diễn ra khá mờ nhạt thì đến giai đoạn sau, cảm giác đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, rõ rệt hơn. Người bệnh bắt đầu bị teo cơ mông và đùi. Tại khớp gối xảy ra tình trạng sưng nóng, đau nhưng ít đỏ. Một số trường hợp kèm theo tràn dịch khớp gối. Hai chi đau đớn, đi lại khó khăn. Không chỉ khớp chân mà một số khớp ở háng, khớp vai, gót chân cũng bị đau.

Biến chứng của viêm cột sống dính khớp là gì ?
Biến chứng của viêm cột sống dính khớp là gì ?


Biểu hiện toàn thân: Cơ thể người bệnh yếu mệt, kèm theo sốt, kém ăn, sút cân, hở van động mạch chủ, loạn nhịp tim, đau mắt, sợ ánh sáng… Thoái hóa khớp có chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-co-chua-khoi-khong.html

Biến chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp xảy ra sau vài năm mắc bệnh. Tuy nhiên nếu không thăm khám rất khó phát hiện sớm vì ở giai đoạn đầu, các triệu chứng xảy ra khá nhẹ.

Gây tàn phế: Bệnh viêm cột sống dính khớp tiến triển không ngừng nghỉ. Có đôi khi, người bệnh thấy các triệu chứng tự chấm dứt trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng thực chất nó đang âm thầm hủy hoại cơ thể và chuẩn bị cho những cuộc tấn công mạnh mẽ hơn. 

Người bệnh không được điều trị thì các khớp sẽ nhanh chóng bị dính lại với nhau, gây ra chứng gù lưng, đi đầu chúi về phía trước, chân bị co gấp không thể di chuyển. Nặng hơn, các rễ thần kinh của người bệnh bị chèn ép, gây liệt toàn bộ hai chi dưới.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Biến chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp không phải là vô sinh, nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới dưới 30 tuổi, cũng là tuổi lập gia đình và sinh con. 

Việc bị đau lưng, đau khớp háng và chân làm giảm khả năng sinh hoạt vợ chồng. Với những bệnh nhân bị dính khớp, biến dạng khớp, gù lưng, việc hoạt động như bình thường là rất khó. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị bệnh theo Tây y cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đến cơ quan sinh dục của người bệnh.

►Xem thêm: Đau cơ xơ hóa

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cách chữa đau cơ xơ hóa hiệu quả

Tăng cường bổ sung rau củ quả. Nên tăng cường ăn rau củ quả mỗi ngày. Hoa quả phải chiếm ½ lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Nên ăn nhiều loại hoa quả khác nhau, đặc biệt là quả mọng như việt quất, mâm xôi đỏ, dâu tây, mâm xôi đen và quả lý gai. Những loại quả này chứa chất chống oxi hóa và các thành phần khác có đặc tính kháng viêm. 

Ăn đúng loại thực phẩm. Mặc dù chưa được chấp thuận rộng rãi trong y học chính thống nhưng đau cơ xơ hóa vẫn được xem là mang thành phần hóa học nhạy cảm hoặc gây viêm. Do đó, áp dụng chế độ ăn kháng viêm sẽ có lợi trong điều trị bệnh. 

Chế độ ăn kháng viêm chú trọng vào thực phẩm toàn phần, tốt hơn là thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, nên tránh tiêu thụ các chất bảo quản và phụ gia. Trong chế độ ăn kháng viêm, bạn cần tránh tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm đã qua chế biến và chế biến sẵn.

Nên bổ sung nhiều loại rau củ. Rau lá xanh đậm như cải cầu vồng, rau bina (cải bó xôi), rau mù tạt, bông cải xanh, mầm cải Brussel và rau nói chung giàu vitamin E giúp giảm phân tử gây viêm trong cơ thể.

Ăn đúng loại thịt. Có một số loại thịt có thể giúp giảm viêm do đau cơ xơ hóa. Nên tăng cường tiêu thụ cá nhiều chất béo vì chúng giàu axit béo omega-3. Đây là những chất kháng viêm tự nhiên. Cá nhiều chất béo gồm có cá hồi, cá ngừ, cá tuyết và các loại cá tươi khác. 

Tránh ăn thịt đỏ, trừ khi là thịt đỏ hữu cơ và từ động vật được nuôi chăn thả.

Tăng cường bổ sung chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ được chứng minh là giúp giảm chỉ tố viêm trong máu. Nên ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt như bánh mì, mì ống từ bột mì nguyên hạt, gạo lứt hạt dài và nhiều loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe khác.

Các loại hạt giàu chất xơ, chất chống oxi hóa và vitamin, khoáng chất kháng viêm khác, có thể giúp phục hồi tổn thương do viêm nhiễm gây ra.

Cách chữa đau cơ xơ hóa hiệu quả
Cách chữa đau cơ xơ hóa hiệu quả


Tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm. Thực phẩm và phụ gia bạn nên tránh tiêu thụ gồm có đường, chất tạo ngọt thay thế đường không có nguồn gốc tự nhiên, ví dụ như đường Splenda hoặc Equal. Cũng nên tránh uống thức uống nóng, đồ uống chứa cồn, cà phê và thức ăn cay nóng. Đây là những thực phẩm làm hở mạch máu và gây đỏ, dẫn đến viêm.

Mặt khác, bạn có thể sử dụng gia vị như gừng, nghệ và tỏi vì chúng có đặc tính kháng viêm. Ngoài ra, có thể dùng chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, mật cây thùa, đường cỏ ngọt Stevia hoặc Monk Fruit.

Sử dụng thực phẩm chức năng. Một số loại thực phẩm chức năng có thể kết hợp với chế độ ăn kháng viêm để điều trị đau cơ xơ hóa hoặc điều trị triệu chứng bệnh. Lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thực phẩm chức năng và nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, magie, kẽm và selen. Ngoài ra, có thể bổ sung axit béo, ví dụ như omega-3, trong dầu cá và các thực phẩm chức năng khác.

Có thể uống thực phẩm bổ sung 5-HTP, tiền chất của serotonin – một trong những chất dẫn truyền thần kinh giúp ngủ ngon.

Sử dụng thảo mộc bổ thần kinh. Có nhiều loại thảo mộc an toàn và hiệu quả có thể giúp bạn ngủ yên giấc. Bạn có thể hỏi ý kiến chuyên gia sức khỏe về việc sử dụng nữ lang, hoa cúc hoặc hoa lạc tiên để giúp ngủ ngon.

Bổ sung probiotic để tăng cường hệ miễn dịch.

Tập thể dục. Nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy bệnh nhân đau cơ xơ hóa có thể tiếp nhận lợi ích từ việc tập thể dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù khó duy trì động lực nhưng hoạt động thể chất mức độ nhẹ-vừa phải có thể mang lại hiệu quả cho bệnh nhân đau cơ xơ hóa. Tốt nhất bạn nên bắt đầu với hoạt động thể chất tác động nhẹ như đi bộ. Ban đầu sẽ rất khó nhưng khi đã bắt đầu, bạn sẽ thấy quen dần và nên nhớ không nên cố quá sức.

Phải nghỉ ngơi đầy đủ giữa những lần tập luyện. Bạn có thể thử tham gia lớp tập thiền. Thiền có thể tác động tích cực và đáng kể đến tâm trạng và giúp giảm căng thẳng.

Mát-xa. Đau cơ xơ hóa gây đau và căng cơ nên mát-xa sẽ là cách tuyệt vời để giảm những triệu chứng này. Các động tác mát-xa cũng giúp bạn thư giãn và giảm đau, căng cứng. Bạn có thể đến các spa để được chuyên gia có kinh nghiệm mát-xa.

Thử áp dụng phương pháp phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp sử dụng tâm trí và cơ thể để kiểm soát phản ứng không chủ ý, ví dụ như huyết áp, nhịp tim và căng cơ. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn áp dụng phương pháp phản hồi sinh học. Bác sĩ sẽ đưa cho một thiết bị đặc biệt giúp bạn thấy cơ thể đang thực hiện phản hồi. Sau đó, bạn có thể tự dùng thiết bị này và tự hành động để kiểm soát các chức năng phản hồi.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Dưỡng chất tự nhiên chống ung thư xương

Theo các nhà khoa học, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống sao cho khoa học và lành mạnh. Dưới đây là những dưỡng chất tự nhiên ngừa ung thư xương mà bạn nên chú ý bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày

Lô hội (nha đam): các nhà nghiên cứu cho thấy, trong lô hội có chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, lô hội có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển một cách hiệu quả. Đặc biệt, các chất có trong lô hội có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến sự sinh sản của các tế bào khỏe mạnh bình thường trong cơ thể.

Vitamin A: các nghiên cứu khoa học cũng đưa ra kết luận, vitamin A là dưỡng chất quan trọng để chống lại bệnh ung thư xương hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu vitamin A chính là những loại trái cây, rau quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, nho,…

Vitamin D: tia nắng mặt trời buổi sáng sớm và chiều tối có thể tạo tiền vitamin D khi tiếp xúc với làn da, chúng ngăn ngừa tế bào ung thư hình thành và phát triển. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phòng ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả bằng các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, các loại ngũ cốc,…

Dưỡng chất tự nhiên chống ung thư xương
Dưỡng chất tự nhiên chống ung thư xương

Trà xanh và các loại gia vị

Trà xanh: là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng bởi nó có nhiều tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Trà xanh giàu hàm lượng EGCG – một hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể, từ đó phòng bệnh ung thư hiệu quả. Phòng khám cơ xương khớp PCC

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá, khả năng chống oxy hóa của hoạt chất EGCG có trong trà xanh cao gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E. Chất EGCG có tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người, ví dụ như diệt trừ vi khuẩn, virus, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó giúp phòng ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả hơn.

Gia vị tự nhiên: những loại gia vị tự nhiên như hành, gừng, nấm, nghệ, tỏi,… đều có tác dụng phòng chống bệnh ung thư xương hiệu quả mà bạn nên bổ sung đầy đủ vào trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình. 

Ví dụ như hành, tỏi có chứa hoạt chất allicin, nghệ có chứa curcumin, nấm chứa polysaccharides,… đều là những hoạt chất có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa, tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào lành. 

Bởi vậy, bạn nên chú ý bổ sung nhóm gia vị này vào thực đơn ăn uống của mình để phòng bệnh ung thư xương hiệu quả nhé.