Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao với xương?

Cân bằng dinh dưỡng (đặc biệt khẩu phần canxi- vitamin D) là yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì sức mạnh của xương cũng như sức khỏe nói chung. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho xương có nhiều yếu tố cần thiết như: viatmin D và canxi, các yếu tố vi lượng như magiê, vitamin K và protein. 


Trong đó, việc cung cấp đủ canxi và vitamin D là rất cần thiết cho chuyển hóa của xương, tác động trực tiếp tới chu chuyển xương và là yếu tố không thể thiếu cho tất cả các biện pháp điều trị loãng xương.

Vai trò của canxi


canxi là yếu tố nhiên liệu thiết yếu trong chu chuyển xương. Không cung cấp đủ canxi và phospho cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ em, không đạt mật độ xương đỉnh chắc khỏe ở người trưởng thành và loãng xương ở người lớn tuổi.

Nhu cầu về canxi luôn gắn liền với nhu cầu vitamin D. Để cân bằng nồng độ canxi trong máu cần chú ý tới lượng canxi cung cấp cho cơ thể. Nếu cung cấp canxi cho cơ thể thấp và trong thời gian kéo dài thì cân bằng canxi sẽ âm, dẫn đến phản ứng huy động lượng canxi dự trữ trong xương từ đó gây ra loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. căng cơ đùi http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dui.html

Để duy trì cân bằng này luôn ở trạng thái dương cần bổ sung lượng canxi hàng ngày trung bình là 1.200 – 2.000 mg/ngày (cả chế độ ăn (500 – 1.000mg) và dược phẩm bổ sung (600 – 1.200mg). Tuy nhiên, nhu cầu canxi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhân chủng học.



Tại Mỹ, theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ (1999-2000) ở nhóm phụ nữ tuổi 40-59 và nhóm tuổi > 60 có khẩu phần canxi trung bình hàng ngày đạt được là 744mg/ngày và 660mg/ ngày; tại Canada khẩu phần canxi trung bình hàng ngày ở nhóm 50-70 tuổi là 740mg/ngày.

Theo khuyến cáo thì lượng canxi cần cung cấp cần thiết cho nhóm phụ nữ trên 50 tuổi là 1.200mg/ngày, vì vậy lượng canxi cần bổ xung thêm bằng thực phẩm chức năng trung bình là 600 – 900mg/ngày.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Chấn thương cột sống hay gặp vì lí do nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống. Hàng đầu là các nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây vỡ, lún, xẹp đốt sống. Các nguyên nhân do chấn thương ở các môn thể thao (đua xe đạp, đua ngựa...), các vết thương cột sống do hỏa khí như đạn bắn, gãy cột sống cổ như ở các nạn nhân tự tử bằng thắt cổ...


Các nguyên nhân này gây ra tổn thương tại các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống.

Trong chấn thương cột sống có hai cơ chế nổi bật, cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

Cơ chế trực tiếp: bị vật cứng đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị té ngửa làm ưỡn quá mức hay gập quá mức cột sống.

Cơ chế gián tiếp: Ép theo trục dọc cột sống từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Ví dụ ngã từ trên cao xuống lộn đầu xuống trước, vật rơi từ trên cao đè xuống bả vai, ngã ngồi. Cơ chế chấn thương gián tiếp còn được đề cập đến trong trường hợp xoay hoặc ưỡn cột sống quá mức.


Chữa trị


Phụ thuộc vào thể và loại gãy:

Những trường hợp gãy vững (thể 1) điều trị nội khoa và tư thế nằm ngửa trên giường cứng. Tăng cường áo nẹp hoặc bột khi đi lại, nếu không liệt tủy.

Phẫu thuật làm vững đoạn gãy với ghép xương hoặc phương tiện kéo. chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y http://coxuongkhoppcc.com/chua-tran-dich-khop-goi-bang-dong-y.html

Theo cắt bản sống (Laminectomie) giải phóng chèn ép tủy đối với những trường hợp gãy không vững và có thương tổn dập phù nề tủy.

Phục hồi chức năng vận động là khâu quan trọng trong chấn thương cột sống có liệt tủy.

Phòng chống


Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về luật giao thông.

Đưa vào chương trình giảng dạy cấp cơ sở luật giao thông

Thực hiện tốt luật an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất và xây dựng.

Huấn luyện tốt ở tuyến cơ sở trong sơ cứu tại chỗ chấn thương cột sống.

Do chấn thương cột sống thường do các sự kiện không thể đoán trước, nên điều tốt nhất bạn có thể làm là giảm thiểu rủi ro.

Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm:

Luôn luôn cài dây an toàn khi ở trong xe hơi;

Đeo thiết bị bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao;

Không bao giờ lặn xuống nước, trừ khi bạn đã kiểm tra để chắc chắn rằng nước đủ sâu và không có đá.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Bệnh giả gout vì lý do gì?

Mặc dù không rõ tại sao tinh thể CPPD (calcium pyrophosphate dihydrate) hình thành, chúng xuất hiện có liên quan đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi có tinh thể CPPD trong các khớp xương của họ, nhưng hầu hết không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giả gout.


Khả năng phát triển bệnh khi tinh thể CPPD hình thành và có:

- Tiền sử gia đình bị bệnh giả gout.

- Chấn thương, chẳng hạn như một tổn thương, hoặc phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng.

- Một số bệnh chẳng hạn như cường cận giáp và amyloidosis.

Bệnh giả gout thực sự chỉ là chứng bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate. Tình trạng này có thể gây vôi hóa sụn khớp và thoái hóa khớp cũng như giả gout, mặc dù không nhất thiết phải có tất cả những biểu hiện này.


Phương pháp điều trị để làm giảm cơn đau và viêm giả gout bao gồm:


Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), naproxen (Aleve) và indomethacin (Indocin). NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày và chức năng thận giảm, đặc biệt là ở người lớn tuổi, do đó, thảo luận về những rủi ro này với bác sĩ.

Colchicine. Thuốc này làm giảm viêm nhiễm ở những người bị bệnh gout, nhưng nó cũng có thể hữu ích ở những người bị giả gout, những người không thể dùng NSAIDs. Tác dụng phụ bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa. thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-o-nguoi-tre-tuoi.html

Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm ức chế tủy xương và chảy máu ruột. Để giảm thiểu những rủi ro này, bác sĩ sẽ kê đơn với liều thấp nhất - thường không quá 2 viên thuốc mỗi ngày.

Tiêm nội khớp. Để giảm đau và áp lực trong khớp bị ảnh hưởng, Bác sĩ dùng một cây kim và lấy bỏ một số dịch khớp. Sau đó tiêm corticosteroid để giảm viêm và một thuốc gây mê để tạm thời tê liệt khớp.

Nghỉ ngơi. Giữ khớp bị ảnh hưởng nghỉ ngơi, ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau và sưng. Bác sĩ có thể khuyên nên hạn chế hoạt động trong một thời gian ngắn.

Nếu giả gout là do chấn thương hoặc một bệnh, chẳng hạn như hemochromatosis, bác sĩ cũng sẽ giải quyết các bệnh này.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Triệu chứng trật khớp vai

Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy đau không cử động được khớp vai; dấu hiệu vai vuông hay 'nhát rìu' làm vai biến dạng nhìn khác bên vai lành, cánh tay dạng khoảng 30 - 40 độ xoay ra ngoài; sờ thấy hõm khớp vai rỗng, nếu ép cánh tay vào thân, bệnh nhân bị đau, thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (gọi là dấu hiệu lò xo); biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn... 


Nhiều trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay... liệt thần kinh cảm giác và vận động cánh tay...

Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài.

Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai nạn xe honda hoặc ô tô cán).



Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một vai, một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác. Bị vấp ngã vật vác tì trên cánh tay dang làm trật khớp.

Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy đau không cử động được khớp vai; dấu hiệu vai vuông hay 'nhát rìu' làm vai biến dạng nhìn khác bên vai lành, cánh tay dạng khoảng 30 - 40 độ xoay ra ngoài; sờ thấy hõm khớp vai rỗng, nếu ép cánh tay vào thân, bệnh nhân bị đau, thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (gọi là dấu hiệu lò xo); biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn...  khám thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt http://coxuongkhoppcc.com/chua-thoat-vi-dia-dem-o-dau-tot-nhat.html

Nhiều trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay... liệt thần kinh cảm giác và vận động cánh tay...

Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã

Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm

Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Khớp gối hay bị những chấn thương gì?

Nhiều người cứ tưởng khớp gối thì khó gãy xương nhưng trên thực tế, xung quanh khớp gối, các xương đều có thể bị gãy và một trong số trường hợp thường gặp nhất là gãy xương bánh chè.


Các chấn thương phổ biến ở đầu gối và tai nạn giao thông là thường gặp nhất. Những người phải lao động nặng thường xuyên cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn ở phần khớp gối so với người bình thường nên bạn cần chú ý.

Chấn thương dây chằng chéo trước


Dây chằng chéo rất quan trọng với khớp gối, nếu dây chằng bị giãn hoăc đứt thì khớp gối sẽ lỏng lẻo và khó ổn định. Các vận động viên thể thao dễ va chạm như bóng đá dễ bị chấn thương dây chằng. Khi nhảy cao mà tiếp đất không đúng tư thế cũng có thể gây ra loại chấn thương này.

Trật khớp


Trật khớp xảy ra khi các khớp gối bị chệch ra khỏi vị trí bình thường của nó. Các chấn thương sẽ gây nên tình trạng trật khớp, gây nên sưng đau, đi lại vận động khó khăn.

Tình trạng tình dễ xảy ra khi gặp các chấn thương do thể thao, va chạm, tai nạn giao thông, ngã,.. Nên tốt nhất hãy tránh những chấn thương lên vùng khớp gối để không bị trật khớp cũng như đau đớn gây ra.



Rách sụn chêm


Sụn là bộ phận không thể thiếu tại các khớp nhất là khớp vận động nhiều như khớp gối. Sụn giúp khớp linh động và hoạt động trơn tru hơn, nên sụn cũng rất dễ gặp phải những chấn thương và một trong số đó là rách sụn chêm.

Khi bị rách sụn chêm đột ngột bạn sẽ nghe thấy những tiếng động phát ra từ khớp gối. Sau đó một vài ngày sẽ đau, sưng, khô cứng khớp tăng lên nếu không có biện pháp kịp thời. Khi bị triệu chứng như vậy bạn nên đi khám để tránh tình trạng nặng hơn khó chữa.

Viêm gân


Viêm gân bánh chè là viêm gân thường gặp nhất ở khớp gối, gây nên hậu quả khó lường trước nếu tình trạng nghiêm trọng hơn. Gân bánh chè phối hợp với các khớp để giúp chúng ta có thể duỗi chân, chạy nhảy linh hoạt. Phòng khám vật lý trị liệu tại quận 3 http://coxuongkhoppcc.com/phong-kham-vat-ly-tri-lieu-tai-tp-hcm.html

Viêm gân bánh chè xảy ra khi có các chấn thương, hay gặp ở những vận động viên nhảy. Những người thường xuyê vận động cũng có nguy cơ viêm gân bánh chè hơn những người ít vận động, nhất là những người vận động nhưng sai cách.

Rách gân


Gân làm nhiệm vụ nối cơ với xương, nên các gân cũng rất dễ gặp các chấn thương. Người thường gặp nhất vẫn là các vận động viên, do tiếp xúc trực tiếp mạnh hoặc những va chạm gây nên. Nhất là những vận động viên trung niên sẽ dễ gặp hơn do xương khớp và gân đã bị thoái hóa phần nào.

Một số những chấn thương này là thường gặp nhất, bạn cần chú ý tránh để cơ thể khỏe mạnh nhất. Phần lớn các chấn thương này do vận động mạnh và tai nạn nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Khi gặp các chấn thương không nên để tự khỏi mà cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể nhất.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.