Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Món ăn cho trẻ bị bệnh còi xương

Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh còi xương. Việc chế độ dinh dưỡng thiếu những thực phẩm cung cấp vitamin D hoặc thiếu dầu mỡ khiến cơ thể không có đủ vitamin D cho hệ xương phát triển bình thường. Ngoài ra, việc trẻ thường xuyên ở trong nhà, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến cơ thể không tổng hợp được vitamin D.

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D hay còn gọi là còi xương dinh dưỡng hay gặp ở trẻ em các nước đang phát triển. Vitamin D điều hòa nồng độ canxi và phốt pho máu. Khi nồng độ những chất khoáng này trong máu giảm, cơ thể sản xuất hormon PTH. PTH làm giải phóng canxi và phốt pho từ xương, kết quả là xương mềm xốp, gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,...

Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương

Trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ được nuôi bằng sữa bò, trẻ quá bụ bẫm, trẻ được sinh ra vào mùa đông có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn.


Khi trẻ bị còi xương (https://vi.wikipedia.org/wiki/Còi_xương), trẻ cần được điều trị bằng vitamin D theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày trong khoảng thời gian trước 9 giờ sáng, mỗi lần tắm nắng 15 phút. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ có thể được bổ sung một số món ăn giàu canxi.

Bột chân cua

Món ăn cho trẻ bị bệnh còi xương
Món ăn cho trẻ bị bệnh còi xương 


Chọn 300g chân cua của những con cua tươi, rửa sạch, tán thành bột mịn. Hạt sen, đậu xanh mỗi loại 50 g đều tán thành bột. Trộn các loại bột trên với nhau, khi ăn hòa bột với nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng. Trẻ cần ăn ngày 2 lần trong vòng 15 – 20 ngày.

Cháo lòng đỏ trứng gà

Luộc chín 2 quả trứng gà, lấy lòng đỏ tán thành bột mịn. Gạo 50 g rang vàng, tán thành bột, trộn với bột lòng đỏ. Dùng bột này nấu cháo, thêm gia vị vừa ăn, ngày ăn 1 lần và ăn trong vòng 20 - 30 ngày.

Cháo tôm

Tôm 150 g lọc thịt, vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ, vỏ và càng sấy khô tán bột. Gạo rang vàng, tán bột. Trộn bột gạo với tôm và thịt tôm, nấu thành cháo. Trẻ cần ăn ngày 1 bữa trong vòng 30 ngày.

Cháo cá quả

Cá quả làm sạch, hấp cách thủy cho chín rồi lọc thịt và xương để riêng. Xương cá giã nhỏ lấy nước cốt. Gạo xay thành bột, rau cải xoong xay nhuyễn hoặc vắt lấy nước. Nấu cháo bằng nước cốt xương cá, thêm rau cải xoong, thịt cá vào. Trẻ cần ăn ngày 2 lần, trong vòng 20 – 30 ngày.

►Xem thêm: Xương của bé

Sự phát triển xương của trẻ em

Lúc bé mới sinh, bộ xương của bé hầu hết được cấu tạo bằng xương, trừ một số bộ phận, chủ yếu là ở đầu các xương cánh tay, cẳng chân, bàn tay và bàn chân là sụn và chưa cốt hóa (trở thành xương) cho đến cuối tuổi thiếu niên. Sụn tiếp tục tăng trưởng trước khi hóa xương, nên trẻ em mau lớn; quá trình này xảy ra trong suốt thời niên thiếu cho đến khi đạt được kích thước của người trưởng thành. 

Số lượng các xương tính từng cái giảm dần khi trẻ trưởng thành: bé mới sinh có 300 xương riêng lẻ, khi trẻ lớn, nhiều xương kết lại với nhau và cuối cùng bộ xương người trưởng thành gồm 260 xương.

Sự tăng trưởng của hộp sọ

Lúc mới sinh, sọ của bé chưa hoàn toàn hóa xương - những xương riêng lẻ làm thành hộp sọ gắn với nhau bằng những dải mô sợi dẻo uốn được. Những vùng này cho phép xương sọ thay đổi hình dạng khi sinh nở và phù hợp với sự tăng trưởng của não trong một, hai năm đầu đời của bé. Thóp trước của bé ở phần xương trán của sọ là dải mô sợi lớn nhất nhìn rõ được dưới làn da đầu.

Những xương vùng mặt phát triển cùng tốc độ với phần còn lại của sọ, vì thế khi sự tăng trưởng đã hoàn thành khi đầu cân đối với phần còn lại của cơ thể.

Xương sọ của bé sơ sinh

Sự hóa xương của sọ bắt đầu từ trước khi sinh, nhưng những cái thóp cấu tạo bằng mô sợi vẫn tồn tại giữa những cái xương để sọ có thể thích ứng với sự phát triển của não. Các xương mặt của bé sơ sinh nhỏ và răng chưa nhú.

Sọ của trẻ 6 tuổi

Lúc trẻ 6 tuổi, các thóp đã hóa xương và không nhìn thấy nữa. Tất cả các răng sữa đã mọc và răng thứ cấp bắt đầu nhú ra. Xương hàm trên thấp xuống và đưa ra phía trước nhiều hơn so với sọ của trẻ sơ sinh, hốc mắt và vùng mũi cùng rộng ra. Xương hàm dưới phát triển xuống dưới và ra phía trước.

Lúc sinh, răng sữa đã phát triển trong hàm. Lúc bé 6 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu mọc, đến 3 tuổi thì toàn bộ răng sữa gồm 20 cái đã nhú ra đủ. Trong lúc đó, bộ răng vĩnh viễn 32 chiếc cũng đang phát triển trong hàm, và sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 16 tuổi. Vì những răng này mọc ra, răng sữa bị đẩy khỏi chỗ và rụng. Răng hàm thứ ba (răng khôn) thường mọc lúc 16 tuổi hoặc sau đó. Đôi khi nó không bao giờ mọc.

Sự phát triển xương của trẻ em
Sự phát triển xương của trẻ em


Răng sâu

Răng sâu mọc trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi theo một trật tự đặc biệt (như trong ngoặc). Hàm trên cũng giống như hàm dưới.

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn, hay răng thứ cấp mọc khoảng giữa 6 tuổi và 16 tuổi (theo trật tự như ghi chú trong ngoặc). Răng tiền hàm, răng nanh và răng cửa thay thế trực tiếp các răng sữa.

Những vùng tăng trưởng chính của xương

Trong tuổi thơ ấu, hấu hết các xương dài đều chứa sụn, cho phép xương tăng trưởng. Sụn tại những vùng này tăng trưởng và hấp thụ calcium để phát triển thành xương. Xương chi, bàn tay và bàn chân là những vùng tăng trưởng xảy ra nhiều nhất, bao gồm phần thân xương là phần chính của xương và đầu xương (phần tăng trưởng). 

Trong những năm trẻ lớn lên, đầu xương hóa xương dần dần, để lại một dải sụn dẹp cho đến khi sự tăng trưởng đạt đến chiều cao và kích cỡ của người trưởng thành vào giai đoạn cuối của thời kỳ niên thiếu. Những vùng xương và những vùng hóa xương có thể nhìn thấy rõ trên hình X – quang, mặc dù sụn thì không thấy rõ lắm. Vì thế, bác sĩ có thể dùng X – quang để định tuổi của trẻ và cũng để xem trẻ có tăng trưởng bình thường không. 

Có thể đánh giá bằng cách đó được vì những vùng hóa xương xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ, lúc 1 tuổi, bé phát triển vùng hóa xương ở vai, bàn tay, hông và bàn chân. Từ 2 tuổi trở đi, nhiều vùng hóa xương bổ sung được hình thành ở các xương vai, cùi chỏ, bàn tay, hông, đầu gối và bàn chân. Những trung tâm hóa xương hình thành thêm mỗi năm và sự tăng trưởng tiếp tục ở những vùng cũ cũng như những vùng mới.

Tăng trưởng xương ở trẻ 2 tuổi rưỡi

Những vùng hóa xương mới bao gồm các xương vai, cùi chỏ, cổ tay, bàn tay, bàn chân và cổ chân; những vùng hóa xương hình thành sớm tiếp tục tăng trưởng. Chụp X – quang bàn tay cho thấy các thân xương (những vùng mới) đã hóa xương nhưng các đầu xương (những vùng trong) còn đang tăng trưởng. Đau vai gáy có chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/dau-vai-gay-co-chua-khoi-khong.html

Tăng trưởng xương ở trẻ 6 tuổi

Khoảng 6 tuổi, các chỗ hóa xương ở những xương khác nhau ở cùi chỏ, bàn tay, và cổ tay đã hình thành; một vùng mới hình thành ở đầu gối. Chụp X – quang bàn tay thấy nhiều xương cổ tay hóa xương (những vùng mới) nhưng hãy còn những trung tâm tăng trưởng ở đầu các xương bàn tay (những vùng trong).

Phục hồi xương bị gãy

Bản chất trẻ con là tò mò và hay mạo hiểm nên thường bị té và bị trật hoặc gẫy xương. Khi gẫy xương, tiến trình làm lành xương tự nhiên được bắt đầu ngay lập tức và ở trẻ, toàn bộ giai đoạn này chỉ mất khoảng vài tuần lễ. Để ngăn việc xương bị gẫy được tạo hình lại không khớp với vị trí cũ – làm xương bị cong hoặc không ổn định, do đó dễ bị tổn thương thêm - cần nắn hai đầu xương cho thẳng và bó cố định ngay lập tức. Nếu xương bị gẫy ở chỗ đầu xương đang tăng trưởng có thể làm ngưng quá trình tăng trưởng và xương sẽ ngắn hơn bình thường.

Tái sinh xương sau khi gẫy là một quá trình hóa xương. Nó khác với sự hình thành xương hoàn toàn mới từ sụn: Khu vực bị gẫy cần phải được làm sạch mọi mảnh vụn thì xương mới có thể mọc lại được. Tiến trình này do các tế bào máu đặc biệt và các tế bào của mô liên kết thực hiện. Chúng tràn đến vùng gẫy và hấp thu các mảnh vụn. Xương mới mọc ra giữa hai đầu xương và sau vài tuần thì lành xương.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Tiêm khớp cùng chậu là gì ?

Tiêm khớp cùng chậu còn được gọi là phong bế khớp cùng chậu, phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị đau thắt lưng và/hoặc đau dây thần kinh tọa mà nguyên nhân liên quan tới bệnh lý khớp cùng chậu.

Khớp cùng chậu nằm cạnh cột sống và là chỗ nối giữa xương cùng với khớp háng ở cả hai phía. Có hai khớp cùng chậu, một ở bên phải và một ở bên trái, viêm khớp hoặc bệnh lý khớp ở vùng này có thể gây đau.

Mục đích của tiêm khớp cùng chậu

Gồm 2 mục đích sau: để chẩn đoán nguồn gốc đau của bệnh nhân và để điều trị giảm đau cho bệnh nhân. Tùy từng lúc, từng trường hợp, mà thủ thuật này có thể được thực hiện với một trong 2 mục đích trên (chẩn đoán hoặc điều trị), mặc dù vậy thông thường cả 2 mục đích đều được thực hiện trong một mũi tiêm.

1. Chẩn đoán

Tiêm khớp cùng chậu để chẩn đoán thường được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán xác định bệnh lý khớp cùng chậu. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách gây tê khớp cùng chậu bằng các thuốc giảm đau (ví dụ thuốc Lidocain).

Để chính xác, thủ thuật này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của X quang. Ngay khi kim đi vào trong khớp cùng chậu, thuốc cản quang được tiêm vào trong khớp để đảm bảo kim ở đúng vị trí, bác sỹ quan sát sự lan tỏa của thuốc cản quang để thấy thuốc cản quang ở trong bao khớp không lan ra ngoài. Sau đó thuốc tê được tiêm vào trong khớp.

Sau khi thuốc tê được tiêm vào trong khớp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thử các hoạt động hàng ngày mà trước đây các hoạt động này có thể gây đau cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đỡ được 75 – 80% so với ban đầu trong thời gian thuốc tê có hiệu quả thì có thể chẩn đoán bước đầu là bệnh lý khớp cùng chậu. Một mũi tiêm khớp cùng chậu thứ hai với một thuốc tê khác nên được thực hiện để xác định chẩn đoán (ví dụ thuốc Bupivicaine).

Tiêm khớp cùng chậu là gì ?
Tiêm khớp cùng chậu là gì ?


Nếu mũi tiêm thứ hai cũng có tác dụng giảm đau 75 – 80% so với ban đầu trong thời gian thuốc tê có tác dụng thì khả năng cao là nguyên nhân gây đau của bệnh nhân xuất phát từ khớp cùng chậu.

2. Điều trị

Tiêm khớp cùng chậu với mục đích điều trị được thực hiện để giảm đau cho bệnh nhân bị bệnh lý khớp cùng chậu. Mũi tiêm được thực hiện với cùng kỹ thuật với mũi tiêm với mục đích chẩn đoán, ngoại trừ thuốc chống viêm (corticosteroid) được tiêm cùng vào khớp cùng chậu để làm giảm viêm ở trong khớp.

Nếu bệnh nhân thấy tác dụng giảm đau kéo dài sau tiêm khớp cùng chậu thì họ có thể bắt đầu chương trình vật lý trị liệu để tăng tác dụng giảm đau và giúp bệnh nhân quay trở lại với các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Nếu tiêm khớp cùng chậu trong điều trị là thành công với tác dụng giảm hoặc làm hết đau trong một thời gian dài thì nó có thể được nhắc lại tối đa 3 lần trong một năm, cùng với sự kết hợp của chương trình phục hồi chức năng nhằm giúp duy trì các chức năng bình thường.

Quy trình tiêm khớp cùng chậu

Quy trình tiêm khớp cùng chậu thường được thực hiện trong phòng mổ hoặc một phòng thủ thuật chuyên khoa (để đảm bảo vô trùng). Toàn bộ quy trình này chỉ cần thực hiện trong vài phút và bệnh nhân được quay về nhà trong ngày.

Các bước của quy trình:

Bệnh nhân nằm sấp trên bàn phẫu thuật (bàn cho phép tia X quang đi qua)

Lắp các thiết bị theo dõi chức năng sinh tồn của bệnh nhân trong toàn bộ thủ thuật

Sát trùng vùng thủ thuật rộng bằng thuốc diệt khuẩn (ví dụ Povidine – Iodine). Găng và vải vô trùng được sử dụng trong toàn bộ thủ thuật.

Ngay khi kim đã vào bên trong khớp cùng chậu, thuốc cản quang sẽ được tiêm qua kim vào trong khớp để chắc chắn rằng kim ở đúng vị trí. Chúng ta sẽ thấy thuốc tràn đầy trong khớp cùng chậu

Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có phải là tốt nhất ?

Có nhiều bệnh nhân rất sợ phẫu thuật, đây là tâm lý chung của nhiều người chứ không của riêng gì những người bị thoát vị đĩa đệm. Thông thường phẩu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ được lựa chọn khi những biện pháp điều trị khác không khả quan hoặc gần như là không có kết quả.

Trong trường hợp này cũng vậy nếu chữa bằng những phương pháp điều trị bảo tồn, hoặc uống thuốc giảm đau mà không khỏi thì có lẽ phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng mà người bệnh nên lựa chọn.

Đây là phương pháp gây nên không ít lo lắng cho người bệnh bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà biện pháp này đem lại. Hiện nay những phương pháp phẫu thuật được áp dụng thực hiện nhiều nhất có thể kể đến như mổ nội soi hoặc mổ vi phẫu. Bên cạnh đó thì vẫn có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp mổ hở truyền thống.

1/. Những điểm nổi bật của phương pháp phẫu thuật

Ưu điểm đầu tiên khi áp dụng phẫu thuật là hiệu quả điều trị rất cao, vượt trội so với những giải pháp thông thường khác, ngoài ra phẫu thuật giúp giảm tối đa thời gian điều trị bệnh lý, người bệnh chỉ mất từ 3-5 tiếng phẫu thuật và cần từ 4-5 ngày để phục hồi sức khỏe.

Với nguyên lý của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm này là tác động trực tiếp vào vùng đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng sự đè nén của các đốt sống nên những rễ dây thần kinh vì theo cấu tạo đĩa đệm là vùng ở giữa các đốt sống có chức năng tránh các va chạm và hiện tượng ma – xát giữa các đốt sống với nhau, xung quanh đĩa đệm có một lượng nhân nhầy bao quanh giống như một chất bôi trơn vậy.

Nhờ việc tác động sâu vào bên trong đốt sống để điều trị thoái hóa đốt sống cổ triệu chứng thì phẫu thuật thoát vị đĩa đệm còn sẽ giúp chữa trị được tận gốc nguyên nhân của căn bệnh, vì thế khả năng bệnh nhân tái mắc thoát vị đĩa đệm là thấp.

Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có phải là tốt nhất ?
Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có phải là tốt nhất ?


Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của mình thì biện pháp phẫu thuật vẫn để lại những lỗ hổng không hề nhỏ, chính điều này đã dẫn đến sự e ngại của bệnh nhân khi lựa chọn điều trị bằng giải pháp này.

2/. Những hạn chế của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

a/. Tốn kém chi phí

Chi phí phẫu thuật cao, tiền viện phí lớn là một trong những rào cản đầu tiên của phương pháp khiến cho người bệnh rất khó tiếp cận. Dẫu biết hiệu quả đem lại cao nhưng với số tiền cho mỗi ca phẫu thuật lên đến hàng 30, 40 triệu thì đây cũng là một con số không nhỏ cho những bệnh nhân có điều kiện khó khăn.

b/. Những biến chứng, rủi ro hậu phẫu thuật là nỗi lo lắng của nhiều người

Phẫu thuật và uống thuốc giảm đau trực tiếp là hai phương pháp mà để lại những biến chứng và rủi ro nhiều nhất. Thành công trong mỗi ca phẫu thuật thường lên tới 80 – 90%, còn 10 – 20% là tỉ lệ phẫu thuật không thành công. Đau lưng có chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/dau-lung-co-chua-khoi-khong.html

Tuy nhiên trong 80 – 90% thành công thì có không ít trường hợp đã phải chịu những biến chứng hậu phẫu thuật như đĩa đệm bị xẹp mạnh, cột sống giảm tính chun giãn, ảnh hưởng đến sức khỏe..

c/. Gây đau sau phẫu thuật và yếu tố thẩm mỹ không được đề cao

Mặc dù trong quá trình phẫu thuật các bác sỹ đã gây tê bằng một lượng thuốc mê nhất định tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân vẫn chưa rơi vào trạng thái hôn mê hoàn toàn, cho nên bệnh nhân vẫn cảm nhận được những cơn đau trong thời gian phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thẩm mỹ là yếu tố không được đảm bảo khi người bệnh lựa chọn phương pháp này, vì bản chất của phẫu thuật là mổ để tác động sâu từ bên trong nên sau quá trình mổ người bệnh có thể có những vết sẹo dài.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một phương án tối ưu những người bệnh nên tìm đến nó khi những phương pháp khác đã không đem lại kết quả. Bệnh nhân không nên vội vàng tìm đến phẫu thuật ngay khi tình trạng bệnh chưa quá nặng hoặc vẫn có thể can thiệp điều trị bằng phương pháp khác.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Thoái hóa khớp gối vì tập thể dục sai cách

Một số môn thể thao tạo áp lực nhiều lên khớp như leo cầu thang, đá banh, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cử tạ… Sau khi tập luyện, các khớp cần có thời gian để phục hồi. Nếu tập quá mức sẽ làm các cấu trúc trong khớp bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn gây nên thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp gối vì tập thể dục sai cách là tình trạng tổn thương các cấu trúc trong khớp, trong đó quan trọng nhất là sụn khớp và xương dưới sụn. Phản ứng viêm tại vị trí này còn hình thành nên các cytokin và enzym tham gia vào sự phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn.

Mọi người vẫn cho rằng thể dục thể thao là cách lành mạnh nhất giúp cải thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Nhưng việc tập luyện sai tư thế hoặc không phù hợp với thể trạng lại gây ra những mặt trái ngoài mong đợi.

Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi, song cũng có thể xảy ra ở người trẻ tập luyện thể thao quá mức với phương pháp tập luyện không hợp lý.

 Vì vậy, người tập cần tuân thủ đúng phương pháp và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh là lớn tuổi, béo phì, có chấn thương khớp trước đó, tập luyện thể thao quá mức và có vấn đề về gene. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. 

Người bệnh có triệu chứng đau tăng khi vận động và thường nhiều hơn về cuối ngày, giới hạn vận động khớp, nghe các tiếng lạo xạo, lụp cụp trong khớp. Khi đó nên đến khám ở chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được điều trị kịp thời.

Thoái hóa khớp gối vì tập thể dục sai cách
Thoái hóa khớp gối vì tập thể dục sai cách


Hiện nay nhiều phụ nữ thích tập yoga để cải thiện sức khỏe. Môn này khá nhẹ nhàng nhưng chuyên gia khuyến cáo người tập cần cân nhắc kỹ vì những hệ lụy có thể xảy ra khi thực hiện các động tác cúi gập mình quá nhiều. Đây là dấu hiệu của đau lưng cấp, tình trạng đau lưng của người bệnh ngày càng tăng, đi lại khó khăn hơn, không thể cúi người, khó ngồi dậy sau khi nằm nghỉ.

Vậy môn thể dục thể thao nào an toàn cho người có nguy cơ hoặc đang bị thoái hóa khớp gối?

Các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.

Kết hợp thể dục thể thao, dinh dưỡng, vận động hợp lý và các phương pháp điều trị phù hợp là cách nhanh nhất đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, điều trị tây y người bệnh có thể tham khảo phương pháp điều trị Đông y, thuốc Nam với nhiều ưu điểm như:

Thuốc Nam chế xuất từ thảo dược trong nước, nguồn thuốc phong phú, giá tiết kiệm so với các chế phẩm nhập khẩu. Thuốc nam lành tính chế xuất từ thảo dược sạch với quy trình khép kín đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Hiệu quả sau một thời gian điều trị từ 2 tuần đến 1 tháng.

Hiệu quả cao, chữa khỏi thoái hóa cột sống cho nhiều trường hợp nặng hoặc lâu năm. Bệnh nhân có thể tự đắp chữa tại nhà theo hướng dẫn và giảm thiểu đau nhức bất tiện cho người bệnh khi phải đi lại điều trị nhiều lần.

Với những bệnh nhân khó khăn về kinh tế Chữa thoái hóa khớp gối là giải pháp tiết kiệm chi phí với hiệu quả chữa bệnh không hề thua kém các phương pháp khác.