Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Phình đĩa đệm nên tập các bài tập nào?

Phình đĩa đệm là một trong những căn bệnh rất thường hay gặp phải ở những người làm việc nặng nhọc hay ngồi lâu tại một chỗ. Có thể hiểu, phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm đã bị lồi ra phía sau nhưng phần nhân nhày vẫn còn nằm trong bao xơ và chưa gây chèn ép vào dây thần kinh. Những bệnh nhân bị phình đĩa đệm sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao.


Bệnh phình đĩa đệm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức kéo dài ở cột sống lưng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh phình đĩa đệm sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tê liệt chân tay, bại liệt, mất khả năng vận động,…

Bị phình đĩa đệm nên tập gì?


Điều trị bệnh phình đĩa đệm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì áp dụng một số chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng thêm một số bài tập vật lý trị liệu.

Đây là điều mà rất nhiều bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe rất khuyến khích. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh dễ dàng thích nghi được với việc vận động đi lại trong quá trình phẫu thuật.



Người bệnh cũng nên lưu ý, không phải ai cũng có thể áp dụng thực hiện các bài tập này. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập phù hợp với người bệnh. Chính vì thế, khi áp dụng bất cứ bài tập nào, người bệnh cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là 5 bài tập rất tốt cho những người mắc bệnh phình đĩa đệm, các bạn có thể tham khảo.

Bài tập số 1

Bài tập số 1 giúp làm co giãn các cơ ở cột sống. Từ đó, giúp người bệnh tránh được hiện tượng co cứng và sẽ bớt đau hơn.

Cách thực hiện như sau:

Nằm úp người trên một mặt phẳng, đồng thời từ từ nâng phần thân phía trước lên sao cho 2 bên khuỷu tay vuông góc với mặt đất và các đầu ngón chân chạm đất.

Bạn giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi lại hạ người xuống.

Thực hiện động tác này như vậy liên tiếp 10 lần (áp dụng cho một lần luyện tập). Thoái hóa khớp háng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-hang.html

Bài tập số 2

Bài tập số 2 có tác dụng làm giảm thiểu áp lực tác động lên đĩa đệm. Khi tập luyện, lực sẽ tác động vào nhiều điểm trên cột sống và giúp cho các khoang đốt giãn rộng ra. Nhờ vậy mà sẽ giảm được áp lực nội đĩa đệm

Cách thực hiện như sau:
Nằm trên sàn ở tư thế bò cao, tay chân chống thẳng xuống đất và giữ cho độ rộng của hai tay ngang bằng vai.

Từ từ lấy hơi hít vào và ép phần bụng cong xuống dưới. Đồng thời, đầu ngửa lên trần nhà trong khoảng 2 giây.

Sau đó nhẹ nhàng thở ra và cúi đầu xuống, phần lưng cong lên.

Thực hiện liên tục từ 8-10 lần.

Bài tập số 3

Bài tập số 3 giúp ngăn chặn tiến trình thoái hóa và thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị phình. Hạn chế sự chèn ép và tác động lên rễ thần kinh. Tránh được tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện như sau:

Nằm ngửa trên một mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng. Đồng thời, một tay thì duỗi dọc nép sát vào thân mình và tay còn lại để ngửa bàn tay lên trên.

Lấy hơi, sau đó từ từ hít sâu vào và nâng phần cổ và ngực lên cao khỏi mặt sàn.

Giữ tư thế nào trong khoảng 5-10 giây, sau đó thở ra và quay lại tư thế tập lúc đầu.

Bạn luyện tập ít nhất 10-15 lần, sau đó mới chuyển qua tập bài tập khác.

Bài tập số 4

Bài tập số 4 giúp tái tạo, phục hồi lại đĩa đệm đã bị phình hay bị rạn nứt. Đồng thời, giúp người bệnh vận động cột sống linh hoạt hơn và giảm đau nhức ở phần cột sống lưng.

Cách thực hiện như sau:

Nằm trên sàn với tư thế ngửa, đồng thời chân tay duỗi thẳng.
Tiếp đến, từ từ co 1 bên chân lên. Sau đó dùng hai tay đan vào nhau kéo chân áp sát vào bụng.

Bạn giữ tư thế này trong khoảng vài giây và thả lỏng chân về tư thế ban đầu. Đổi bên chân và thực hiện tương tự các động tác như thế mỗi bên khoảng 10 lần. Bài tập này giúp kéo giãn phần cột sống thắt lưng, rất có lợi cho người bị phình đĩa đệm ở khu vực này.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Cách phòng thoái hóa đốt sống cổ

Với tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng gia tăng như hiện nay, nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, không phải ai cũng có phương pháp thích hợp. Bao giờ giờ cũng vậy, việc phòng ngừa bệnh vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu.


Có tư thế ngồi làm việc đúng đắn


Khi học tập hay làm việc văn phòng, bạn cần phải có tư thế ngồi đúng đắn nhất. Không được ngồi cong vẹo vừa ảnh hưởng đến cột sống lưng vừa dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Với những người làm công việc văn phòng, bạn nên thường xuyên vận động cổ và cơ thể. Thỉnh thoảng lúc làm việc, bạn có thể xoay cổ lên xuống để giảm tình trạng mỏi cổ. Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ mà hãy thường xuyên đi lại để giúp cho các khớp hoạt động dễ dàng hơn.

Cần phải có tư thế ngủ phù hợp


Thực tế có rất nhiều người ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như nằm sấp mặt xuống giường, nằm một tư thế trong suốt thời gian ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mỏi cổ và cũng có không ít người cảm thấy tê nhức cổ sau khi ngủ dậy.

Khi đi ngủ, bạn nên thi thoảng chuyển mình, đổi tư thế nằm ngủ. Đặc biệt, bạn không nên ngủ với một tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Những tư thế này sẽ góp phần làm cho cổ nhanh chóng bị gập xuống và rất dễ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng không được kê gối quá cao, khiến cổ rất dễ bị mỏi.


Từ bỏ ngay những thói quen gây hại cho vùng cổ


Nhiều người khi gặp phải tình trạng mỏi cổ thường thực hiện một số động tác như vươn vai, bẻ ngón tay, vặn cổ và vặn sống lưng thành những tiếng kêu. Đây là cách để mọi người có thể thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, những cảm giác này chỉ xuất hiện trong giây lát và khiến bạn cảm thấy bớt đau nhức. Tuy nhiên, đây là những động tác về lâu dài sẽ rất dễ khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và gây nên thoái hóa đốt sống cổ. Viêm khớp gout http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-gout.html

Chính vì vậy, khi gặp tình trạng đau nhức cổ, bạn tránh vặn cổ, vặn mình. Bạn có thể từ từ xoa phần cổ để có thể giảm tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tư thế ưỡn cổ hay cúi gấp cổ,… Chúng sẽ gây hại cho vùng cổ của bạn.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý


Với bất cứ căn bệnh xương khớp nào cũng vậy, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng để hỗ trợ phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng cần thiết. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ rau quả, xương, thịt, trái cây,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay, nóng,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh tình trạng thức quá khuya và dậy sớm. Luôn giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Bệnh teo cơ là gì?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Bệnh teo cơ là gì?


Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ:


Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.

Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.

Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. 

Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.


Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ:


Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi. Viêm bao gân là gì? http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan.html

Teo cơ tiến triển

Teo cơ cột sống

Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bại liệt

Đa xơ cứng

Gãy xương đùi

Thoát vị đĩa đệm

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

HIV/AIDS

COPD

Ung thư

Bỏng nặng

Suy thận mạn

Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Hội chứng run tay chân ở người trẻ chữa ra sao?

Hội chứng run tay chân ở người trẻ xuất hiện không so chủ ý của khổ chủ, triệu chứng không chỉ có khi mắc một số bệnh lý mà ngay cả người khỏe mạnh, người trẻ tuổi cũng bị. Chúng được chia thành 2 nhóm chính, bị run sinh lý khi dấu hiệu run rẩy tay chân đột ngột và biến mất nhanh chóng sau đó, gặp phải khi cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết hoặc cảm xúc thông thường. 


Bị run bệnh lý khi thấy tần suất các cơn run tăng lên nhiều lần, mức độ nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Một số nguyên nhân gây bệnh run chân tay


– Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là các nhóm vitamin, khoáng chất.

– Bị chấn thương tại não (do sốt cao, rối loạn thoái hóa có di truyền, chứng bệnh đa xơ cứng,…)

– Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

– Do người bệnh thường xuyên dung nạp các loại chất kích thích, chất gây nghiện như thuốc lá, bia rượu, cà phê,… Đau thần kinh liên sườn http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-lien-suon.html

– Bị nhiễm chất độc (thủy ngân hoặc chì) nặng dẫn đến tổn thương ở hệ thần kinh, quá trình chuyển hóa.

– Do nồng độ hormone ở tuyến giáp tăng nhanh.


Cách điều trị bệnh run tay chân ở người trẻ


Trước hết cần xác định chứng run chân tay thuộc nhóm sinh lý hay bệnh lý. Bạn khó có thể biết được điều này mà cần đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh. Bệnh nhân trình bày tất cả các triệu chứng nghi ngờ và nói rõ tiểu sử bệnh tình ở quá khứ. Tiếp đến cần tiến hành xét nghiệm (có thể là xát nghiệm nước tiểu, máu,…), chiếu chụp lấy hình ảnh nếu cần thiết. Sau khi biết rõ bệnh nhân mắc bệnh gì bấc sĩ sẽ kê thuốc, hướng dẫn liệu trình điều trị cụ thể.

Một trong những vấn đề hay gặp ở đối tượng trẻ tuổi hiện nay chính là tình trạng stress nghiêm trọng. Gánh nặng đến từ nhiều phía, từ công việc đến các mối quan hệ ngoài xã hội, gia đình, bạn bè… Hậu quả là đau nhức đầu ập đến, mất ngủ triển miên là liên tục bị run tay chân. Để khắc phục các bạn hãy thực hiện những điều sau:

Nếu tâm lí bị đề nén, lo âu tăng cao thì mức độ run rẩy ở tay chân càng cao. Bạn cần có biện pháp khắc phục cho riêng mình như tạm ngưng mọi công việc, tìm những nơi tạo niềm vui như khu giải trí, nghe nhạc, đọc sách,… Nên suy nghĩ lạc quan, có lối sống tích cực.

Người bị run tay chân nên chú ý đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong bữa ăn, cần bổ sung nhiều hơn các nhóm chất, vitamin như magie, vitamin B,D.

Tập dưỡng sinh, yoga hoặc bất cứ hoạt động nào bạn yêu thích. Vận động cơ thể sẽ làm tăng lượng máu lên não giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và còn tăng sức bền cho cơ bắp.

Tránh xa các nhóm chất có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, nên hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn làm sẵn nhiều hóa chất như lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích,… Nếu được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp trị liệu vật lý hoặc những động tác khắc phục bạn nên kiên trì thực hiện theo mỗi ngày.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.