Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Tê tay khi ngủ nguyên nhân là gì?

Nhiều trường hợp cho dù không dùng gối cao, nhưng do nằm nghiêng khiến cả trọng lượng cơ thể chèn ép lên cánh tay, máu không lưu thông được cũng làm tay tê như kiến bò. Với nhân viên văn phòng có thói quen ngủ ngồi trên ghế rất dễ bị tê chân khi ngủ. Nếu dùng tay khoanh lên bàn làm gối đầu, không chỉ tê chân tay mà mắt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.


Ngủ sai tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh tê tay chân khi ngủ. Nếu dùng gối quá cao (nằm nghiêng hoặc ngửa) sẽ làm cổ bị gãy gập, các dây thần kinh tại cổ bị chèn ép, gây ra bệnh tê tay.

Nguyên nhân


Nếu chỉ bị tê tay khi ngủ thì có thể do tư thế ngủ chưa đúng, nhưng thỉnh thoảng lại bị tê chân tay không có lý do thì rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý:

Hội chứng ống cổ tay: Khiến cho bệnh nhân hay bị tê tay khi ngủ, ngay cả khi thức thỉnh thoảng các cơn tê cứng cũng đến rất bất ngờ. Cảm giác đau tê bắt đầu từ hai ngón tay giữa, sau đó lan lên cẳng tay, khuỷu tay và vai.

Nếu tê tay xảy ra vào ban đêm, người bệnh tỉnh giấc vẩy cổ tay nhiều lần thì cảm giác tê bớt đi, nhưng sau đó lại tái phát. Càng ngày tình trạng tê tay càng trầm trọng, người bệnh khó cầm nắm các vật, run tay khi viết… Hiện tượng chủ yếu xảy ra ở 1 bên tay, một số ít đối xứng sang cả 2 bên.



Hạ canxi máu: Hạn canxi máu do suy thận, thiếu hụt magie, suy tuyến cận giáp, viêm tụy, thiếu vitamin D gây ra. Ở giai đoạn đầu, người bệnh ít biểu hiện triệu chứng. Nhưng sau đó, cảm giác đau, co rút cơ, rối loạn nhịp tim, tê bì chân tay có thể đến rất dồn dập.

Tiểu đường: Ở bệnh nhân tiểu đường, cholesterol tăng cao làm tắc nghẽn mạch máu lưu thông đến tay, khiến dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương dẫn đến hiện tượng hay bị tê tay khi ngủ.
Bệnh tim: Nếu khi ngủ hay bị tê chân tay, sau khi thức dậy tình trạng vẫn tiếp diễn, mắt cá chân sưng to thì rất có thể là biểu hiện của bệnh tim.

Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ làm bệnh nhân đau mỏi vùng cổ ngay cả khi nghỉ ngơi và ngủ. Cảm giác đau này nhanh chóng lan sang một hoặc cả hai bên cánh tay.

Thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng: Việc thiếu các vitamin và khoáng chất khiến cho cơ thể không đủ năng lượng, thiếu máu truyền đến các chi cũng là nguyên nhân của chứng hay bị tê tay chân khi ngủ

Hay bị tê tay khi ngủ hoặc tê chân khi ngủ nếu bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý có thể không gây nguy hiểm cho người bệnh. Chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng tư thế là tình trạng này có thể chấm dứt. Tuy nhiên nếu bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, người bệnh có thể chịu nhiều biến chứng mà nguy hiểm nhất là tàn phế. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu của ngủ hay bị tê chân tay, cần đến bác sĩ để khám và điều trị.

Cách chữa trị bệnh tê tay chân khi ngủ phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và được thực hiện theo liệu trình của bác sĩ.


Đối với nguyên nhân sinh lý, chỉ cần đổi tư thế nằm là bệnh sẽ chấm dứt. Khi ngủ, nên chọn gối êm, mềm mại, cao không quá một nắm tay. Không nên nằm đè nén lên cánh tay làm tắc nghẽn mạch máu, cũng không nên nằm sấp khiến cả trọng lượng cơ thể đè lên tim và phổi. Hãy nằm ở tư thế thoải mái nhất có thể. Khi đang ngủ nếu thấy khó chịu, có thể đổi tư thế phù hợp hơn.

Với nhân viên văn phòng, nếu bắt buộc phải ngủ trên ghế, hãy dựa đầu vào ghế chứ không nên gục xuống bàn. Hai chân duỗi thẳng lên một mặt phẳng cao bằng hoặc thấp hơn ghế một chút. Sau khi ngủ dậy, hãy cố gắng đi lại, xoa bóp chân tay để mạch máu được lưu thông.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét